Độ lớn và cường độ Thang_địa_chấn

Mức độ nghiêm trọng của một trận động đất được miêu tả bởi cả cường độ và độ lớn. Cả hai thường xuyên bị nhầm lẫn. Độ lớn, thường được thể hiện bằng chữ số Ả Rập đặc trưng cho kích thước của một trận động đất bằng cách đo gián tiếp năng lượng được giải phóng. Ngược lại, cường độ cho thấy các tác động tại địa phương và tiềm năng thiệt hại tạo ra bởi một trận động đất trên bề mặt Trái Đất như là ảnh hưởng đến con người, thú vật, cấu trúc, và tự nhiên như nước. Cường độ thường được thể hiện qua số La mã, và đại diện cho mức độ nghiêm trọng của sự rung lắc tạo ra từ một trận động đất. Một cách lý tưởng, bất kỳ trận động đất nào có thể được mô tả bởi chỉ một độ lớn, nhưng nhiều cường độ bởi vì động đất tác động khác nhau dựa trên các hoàn cảnh như khoảng cách từ tâm chấn và điều kiện đất địa phương. Trên thực tế, cùng một trận động đất có thể có độ lớn ước tính điển hình khác nhau khoảng vài chục lần, tùy thuộc vào thang độ lớn được sử dụng và dữ liệu nào được bào gồm trong phân tích.

Charles Richter, người sáng tạo ra độ Richter, nói về cường độ và độ lớn như sau: "tôi muốn sử dụng sự tương tự với sự truyền vô tuyến. Nó áp dụng trong địa chấn học vì địa chấn kế, hoặc máy thu, ghi lại sóng đàn hồi xáo trộn, hoặc sóng radio được phát ra từ động đất, hoặc trạm phát. Độ lớn có thể được so sánh với công suất phát ra trên kilowatts của trạm phát. Cường độ địa phương trên thang đo Mercalli có thể so sánh với độ mạnh tín hiệu máy thu ở một địa điểm; trong thực tế, chất lượng của tín hiệu. Cường độ giống với độ mạnh tín hiệu, nói chung giảm với khoảng cách từ nguồn, mặc dù nó còn phụ thuộc vào các điều kiện địa phương và con đường từ nguồn đến một điểm."[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thang_địa_chấn http://www.alabamaquake.com/energy.html http://www.gfz-potsdam.de/portal/gfz/Struktur/Depa... http://neic.usgs.gov/neis/seismology/people/int_ri... http://pubs.usgs.gov/gip/earthq4/severitygip.html http://www.weather.gov.hk/gts/equake/mag_and_int_e... https://books.google.com/books?id=gWHsuGTcF34C&pg=... https://web.archive.org/web/20090117024110/http://... https://web.archive.org/web/20141018095314/http://... https://books.google.co.uk/books?id=rvmDeAxEiO8C&p...